8 BƯỚC CHO CÁC BÀI GIẢNG KHIẾN ĐỜI SỐNG BIẾN ĐỔI
Bài giảng không phải là một bài hùng biện truyền cảm hứng, một chia sẻ về mẹo đời, hay là bài phát ngôn chính trị lê thê. Nó cần phải được bắt đầu và kết thúc bằng một trích đoạn (hoặc ý tưởng) Kinh thánh cụ thể, được nghiên cứu một cách chính xác và trình bày rõ ràng.
Trong bài viết tuần trước Liệu một bài truyền giảng thực sự có thể làm nên sự thay đổi? tôi đã đưa ra một câu hỏi mà trước đây từng được đặt ra cho chính tôi. “Liệu đã có bài giảng nào biến đổi đời sống bạn?”
Tôi cho rằng đặt câu hỏi này là sai lầm – bởi nó hàm ý hạ thấp giá trị của việc rao giảng Tin lành, và thay vì đặt câu hỏi “bạn có thể nhớ chăng một bài số bài truyền giảng nào đó?” chẳng thà là chúng ta đặt câu hỏi “liệu đã từng có mục sư nào ban phước cho đời sống của bạn?” Hoặc thậm chí có một câu hỏi còn hữu ích hơn “Có những bài học cuộc sống nào bạn vẫn mang theo từ những con người thường ngày từng dành thời gian dạy dỗ, chăm sóc bạn và luôn ở bên bạn?”
Vì chúng ta thường có xu hướng đánh giá quá mức các tác động tiềm tàng của một bài truyền giảng nhưng lại đánh giá thấp các ảnh hưởng có thể có mà số lượng các bài giảng trong cả một năm có thể mang lại, đây là 8 bước để chúng ta cân nhắc. 5 bước đầu là dành cho người giảng, 3 bước sau dành cho người nghe.
Các bài giảng khiến đời sống biến đổi là các bài giảng:
1. Bài giảng dựa trên Kinh thánh
Bài giảng không phải là một bài hùng biện truyền cảm hứng, một chia sẻ về mẹo đời, hay là bài phát ngôn chính trị lê thê. Nó cần phải được bắt đầu và kết thúc bằng một trích đoạn Kinh thánh cụ thể, được nghiên cứu một cách chính xác và trình bày rõ ràng. Một khi làm được điều này, chính Kinh thánh hứa rằng đời sống chúng ta sẽ được biến đổi (Thi thiên 119:105; Êsai 55:11; Rôma 10:17; 2 Ti-mô-thê 3:16; 2 Ti-mô-thê 4:2-5)
Chớ lo lắng nếu bạn không thể bắt đầu từ điểm này.
2. Bài giảng trung thực
Không một người giảng đạo nào (ngoài Chúa Giê-su) có thể sống một cách đúng đắn hoàn toàn theo tiêu chuẩn của Kinh thánh. Nhưng khi chúng ta rao giảng một đằng mà thực hành một nẻo, thì khoảng cách này rốt cuộc cũng sẽ được phơi bày ra ánh sáng.
Nếu người giảng đạo chân thành chia sẻ từ tận đáy lòng, và hành động của họ đi đôi với lý tưởng của họ, thì tấm gương họ sẽ khiến lời giảng của họ mạnh thêm.
3. Bài giảng trong hội thánh
Giảng ngoài khuôn khổ Hội thánh có thể gia tăng sự hiểu biết cho trí tuệ, nhưng không thể khiến đời sống biến đổi.
Tôi thu nhận được rất nhiều kiến thức từ sách vở và các hội nghị thông qua những người mình chưa từng gặp. Song các bài giảng được đưa ra một cách bền bỉ trong bối cảnh của Hội thánh địa phương, thường không tác động nhanh, nhưng chắc chắn sẽ biến đổi đời sống.
4. Bài giảng gắn liền với bối cảnh ban đầu
Rất nhiều các bài giảng bắt đầu và kết thúc với thời điểm hiện tại (ở đây-và-lúc này). Nhưng các thông điệp tốt nhất, sâu nhất và khiến đời sống biến đổi nhất thường bắt đầu với sự nhận biết về thời bấy giờ-và-ở đó. Tác giả của câu chuyện muốn nói điều gì? Nó được kể ra trong bối cảnh nào? Những người nghe ban đầu đã cảm nhận câu chuyện ra sao?
Nếu bắt đầu theo cách ấy, rất có thể chúng ta sẽ vượt qua được các định kiến văn hóa của chính mình và lắng nghe việc truyền giảng một cách rõ ràng và trung thực hơn.
5. Bài giảng liên hệ với bối cảnh của chúng ta
Sau khi hiểu được bối cảnh ban đầu, những ngyên tắc chính của phân đoạn Kinh thánh cần được liên hệ với thời điểm hiện tại (ở đây-và-lúc này). Một trong các lý do khiến một số mục sư và các thành viên của Hội chúng dị ứng với việc phân tích phân đoạn quá sâu là bởi vì họ nghe các mục sư và giảng viên chỉ làm mỗi việc phân tích Kinh thánh. Nếu không phải là người đam mê lịch sử, bạn sẽ thấy sự phân tích như vậy khó chịu và khô khan.
Sau khi nghiên cứu phân đoạn trong bối cảnh ban đầu, người giảng cần nối kết các nguyên tắc của phân đoạn với thời điểm hiện tại (ở đây-và-lúc này) bằng cách đặt câu hỏi “Vậy thì sao?” “Điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày như thế nào?” “Ngày nay có thể áp dụng điều này như thế nào sau khi ra khỏi nhà thờ?”
Bây giờ là lúc vai trò của người nghe sẽ quan trọng hơn người giảng.
Đời sống sẽ được biến đổi một khi chúng ta:
6. Trải nghiệm bài giảng từ thứ Hai đến thứ Bảy
Chúng ta thường nhớ rất ít những gì đã nghe và đã đọc. Tuy nhiên các giá trị sẽ tăng trưởng một cách nhanh chóng nếu chúng ta thực hành chúng.
Thật dại dột khi trông đợi đời sống biến đổi từ một bài giảng mà chúng ta không ghi chép, không ngẫm nghĩ, không tham khảo hoặc không tìm cách áp dụng.
7. Lắng nghe thông điệp nhiều hơn là một lần (hoặc hai lần, hoặc…)
Có một lý do khiến các nhà quảng cáo lặp lại cách khẩu hiệu của họ đến phát mệt. Và có một lý do tại sao Hội thánh lại làm lễ ít nhất mỗi tuần một lần. Cùng một lý do ấy mà mục sư của các bạn nhắc đi nhắc lại mãi cũng chỉ những nguyên tắc ấy.
Lặp đi lặp lại là điều cần thiết để ghi nhớ, để tạo thành thói quen, để biến đổi đời sống. Những điều nhỏ nhoi được lặp đi lặp lại còn mạnh mẽ hơn nhiều so với ngồi chờ một nguồn cảm hứng lóe sáng.
8. Kết hợp các bài giảng với các thực hành tâm linh khác.
Các bài giảng chỉ là một trong các thực hành tâm linh cơ bản mang lại sự biến đổi trong đời sống. Thật là dại dột khi trông chờ sự trưởng thành thuộc linh chỉ nhờ nghe giảng.
Chúng ta cần đọc, nghiên cứu, cầu nguyện, thông công và tham gia mục vụ. Mỗi người sẽ làm điều đó khác nhau, song đó là nơi sự thay đổi thực sự trong đời sống sẽ diễn ra.
Và khi chúng ta thực hiện những việc này thì thật ngạc nhiên là các bài giảng trở nên hữu ích thêm biết bao!
Tác giả: Karl Vater
Chuyển ngữ: Đội ngũ Ba-rúc
Quan điểm của bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của đội ngũ Ba-rúc.
Link bài viết gốc: https://karlvaters.com/life-transforming-sermons/
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!