GIẢNG LUẬN THEO LỐI KỂ CHUYỆN
Thông thường, có thể phân loại việc trình bày bài giảng thành một trong 3 phong cách: Tường thuật, Giải kinh và Chủ đề. Giảng theo lối tường thuật về cơ bản là tên gọi mỹ miều của lối kể chuyện Kinh thánh. Giảng giải kinh là lấy một phần Kinh thánh và dẫn giải (trình bày và giải thích) ý nghĩa của phần đó. Giảng theo chủ đề là chọn một chủ đề cụ thể rồi gắn vào đó các câu/đoạn Kinh thánh chính liên quan đến chủ đề này.
Giảng theo lối tường thuật lấy một phân đoạn Kinh thánh và trình bày dưới dạng một câu chuyện được nhìn qua con mắt của một người quan sát hành động (ngôi thứ 3) hoặc một nhân vật trong chính câu chuyện (ngôi thứ nhất).
Điểm mạnh của giảng theo lối tường thuật là:
• Thu hút người nghe – ai mà không thích một câu chuyện được kể một cách thật kịch tính cơ chứ!
• Kéo người nghe vào một cuộc gặp gỡ đầy cảm xúc hoặc cảm giác với các nhân vật trong câu chuyện.
• Những câu chuyện khá dễ nhớ.
• Trong một cộng đồng mù chữ, việc giảng theo lối tường thuật đóng vai trò thay thế phần nào cho việc người ta không đọc được Kinh thánh.
Nhưng giảng luận theo lối kể chuyện có những điểm yếu:
• Hoàn toàn không hiệu quả, và đôi khi là bất khả thi, khi trình bày những phần Kinh thánh giàu tính giáo huấn. Hãy tưởng tượng đến việc cố gắng truyền đạt ý nghĩa của các chương 14 đến 17 trong Tin lành theo Giăng, chưa nói gì đến Thư Rô-ma, mà chỉ dùng phong cách tường thuật.
• Thật khó để nhấn mạnh những lẽ thật chính của một phân đoạn mà không làm gián đoạn mạch truyện và sự hấp dẫn của câu chuyện. Mối nguy là người nghe có thể được ích lợi ở một mức độ nào đó từ câu chuyện nhưng không hiểu được lẽ thật mà câu chuyện chứa đựng.
• Lối giảng tường thuật gần như thiếu việc áp dụng vào cuộc sống hiện tại và người nghe có thể bị lạc vào thời đại Kinh thánh mà không thấy rõ cách áp dụng những nội dung đang nghe vào cuộc sống hiện đại.
• Không phải tất cả những người giảng theo chủ đề hoặc giải kinh đều kể chuyện giỏi và phong cách này có thể dễ dàng suy thoái thành sân khấu kịch nghiệp dư.
Tác giả bài viết, Christopher Peppler được trao bằng Tiến sĩ Thần học về Thần học Hệ thống của Đại học Zululand vào năm 2000. Ông đã thành lập Chủng viện Thần học Nam Phi (South African Theological Seminary – SATS), với đại diện tại hơn 70 quốc gia và có hơn 2.500 sinh viên đang theo học. Hiện tại, ông đang đóng vai trò giám sát các sinh viên học Thạc sĩ và Tiến sĩ. Christopher đã rút khỏi vai trò lãnh đạo hội thánh và chủng viện để dành thời gian cho việc viết lách, môn đồ hóa và chơi guitar cổ điển.
– Chuyển ngữ: Đội ngũ Ba-rúc –
*Quan điểm bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đội ngũ Ba-rúc
Link bài viết gốc: https://truthistheword.com/storytelling-preaching/
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!