Trắc Nghiệm Cựu Ước
Giangluankinhthanh.net – Bạn biết Cựu ước đến mức nào? Dưới đây là 20 câu hỏi tổng quan Cựu ước. Với mỗi câu hỏi, bạn chỉ cần chọn đúng hoặc sai. Bấm nộp bài và bạn sẽ biết điểm của bạn. Bạn cũng có thể xem đáp án chi tiết để xem phần giải thích câu trả lời. Chúc bạn thành công!
Đội ngũ Ba-rúc
Trắc Nghiệm Cựu Ước
Quiz-summary
0 of 20 questions completed
Questions:
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
Information
Bấm vào Start quiz để bắt đầu làm bài trắc nghiệm
You have already completed the quiz before. Hence you can not start it again.
Quiz is loading...
You must sign in or sign up to start the quiz.
You have to finish following quiz, to start this quiz:
Results
0 of 20 questions answered correctly
Your time:
Time has elapsed
You have reached 0 of 0 points, (0)
Categories
- Not categorized 0%
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- Answered
- Review
-
Question 1 of 20
1. Question
Cựu ước bao gồm 66 sách tất cả
Correct
Cựu ước bao gồm 39 sách, Tân ước gồm 27 sách, cộng cả Kinh thánh mới gồm 66 sách.
Incorrect
-
Question 2 of 20
2. Question
Kinh Cựu ước được viết hoàn toàn bằng tiếng Hê-bê-rơ
Correct
Chính xác thì là kinh Cựu ước được viết chủ yếu bằng tiếng Hê-bê-rơ. Có một vài phần trong sách Đa-ni-ên và E-xơ-ra được viết bằng tiếng A-ra-míc cổ.
Incorrect
-
Question 3 of 20
3. Question
Cựu ước được viết trong khoảng 1000 năm
Correct
5 sách của Môi-se, được gọi là Ngũ Kinh, được viết vào khoảng năm 1500 trước Công Nguyên (TCN), Ma-la-chi, tiên tri cuối cùng của Cựu ước, viết sách nhỏ của ông vào khoảng năm 450 TCN.
Incorrect
-
Question 4 of 20
4. Question
Nguyên gốc Cựu ước của người Hê-bê-rơ bao gồm 22 sách
Correct
Kinh thánh Do thái có nội dụng giống hệt với Kinh Cựu ước của người Tin lành nhưng trình tự sắp xếp hơi khác. Kinh thánh Do thái chia thành ba nhóm (Lu-ca 24:27; 44 ghi lại cách nói của Chúa Giê-su phản ánh cách sắp xếp như thế này).
Luật pháp: Sáng thế, Xuất Êđíptô, Lêvi, Dân số, Phục truyền
Tiên tri: Giô-suê, Quan xét, Samuên, Các vua, Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên, mười hai tiểu tiên tri
Các tác phẩm: Thi thiên, Châm ngôn, Gióp, Nhã ca, Rutơ, Ca thương, Truyền đạo, E-xơ-tê, Đa-ni-ên, Ê-xơ-ra, Nê-hê-mi, Sử ký
1, 2 Sa-mu-ên vốn là 1 sách; 1, 2 Các vua vốn là 1 sách; 1, 2 Sử ký vốn là 1 sách, Mười hai tiểu tiên tri vốn là 1 sách. Ru-tơ được gộp vào Quan xét, Ca thương gộp vào Giê-rê-mi, vậy là có 22 sách – tương ứng với 22 chữ cái tiếng Hê-bê-rơ.
Việc sắp xếp lại như chúng ta hiện có do các dịch giả dịch bản Bảy mươi. Do bản dịch ra tiếng Hy lạp dài hơn đáng kể nên một số sách (dạng cuốn) phải được tách ra như trên.
.Incorrect
-
Question 5 of 20
5. Question
Các sách Cựu ước được viết trong nhiều thể loại khác nhau
Correct
Các sách Kinh thánh được viết trong nhiều thể loại, như tường thuật, thi ca, luật… Ghi nhớ điều này là rất cần thiết để hiểu đúng sứ điệp của sách.
Incorrect
-
Question 6 of 20
6. Question
Sách Gióp trong Cựu ước được xếp vào thể loại lịch sử
Correct
Gióp được xếp vào thể loại văn chương khôn ngoan, bàn về câu hỏi nhức nhối của loài người: Vì sao người “vô tội” lại phải chịu đau khổ?
Incorrect
-
Question 7 of 20
7. Question
Dòng dõi của Áp-ra-ham sống tại Ai-cập khoảng 500 năm
Correct
Đức Chúa Trời đã báo trước cho Áp-ra-ham rằng dòng dõi ông sẽ bị áp bức tại Ai-cập 400 năm (Sáng 15:13), sách Xuất Ai cập 12:40-41 cho biết thời gian dân Israel cư ngụ tại Ai cập là 430 năm.
Incorrect
-
Question 8 of 20
8. Question
Đức Chúa Trời đã thiết lập lễ Vượt Qua cho người Israel để kỷ niệm ngày họ ra khỏi Ai cập
Correct
Lễ Vượt Qua (Pesach trong tiếng Hê-bê-rơ) là lễ kỷ niệm sự tự do của dân Y-sơ-ra-ên khỏi ách nô lệ tại Ai Cập. Lễ Vượt Qua và Lễ Bánh Không Men, là lễ hội đầu tiên được Đức Chúa Trời truyền lệnh cho dân Israel tuân theo (xem Xuất Ai cập 12). Cùng với lễ Shavuot (lễ Ngũ tuần) và lễ Sukkot (lễ Đền tạm), Lễ Vượt qua là một trong ba lễ hội “hành hương” trong Kinh thánh mà khi kỷ niệm người Israel được lệnh đi đến Jerusalem và cùng nhau tham dự các lễ hội.
Incorrect
-
Question 9 of 20
9. Question
Chủ đề chính của sách Lê-vi theo bài học là phải yêu người lân cận như chính mình
Correct
Incorrect
-
Question 10 of 20
10. Question
Sách Dân số đề cập đến hành trình gần 40 của người Israel ở tại sa mạc, từ lúc rời núi Si-nai đến khi đạt đến vùng ranh giới phía đông của xứ hứa
Correct
Lý do khiến họ phải lang thang tận 40 năm (thay vì khoảng 2 năm) trong sa mạc là vì đã xảy ra khủng hoảng tại Ca-đe (Dân số 12), khi người Israel bộc lộ sự vô tín và nổi loạn. Sách trung thực ký thuật nhiều lần ngã lòng của dân Israel, nhưng cũng chứa những biểu tượng có tính tiên tri về sự giải cứu của Đức Chúa Trời qua Con Một của Ngài cho cả nhân loại mà hình ảnh Môi-se treo con rắn lên trong đồng vắng là một ví dụ (Dân số 21:9; Giăng 3:14).
Incorrect
-
Question 11 of 20
11. Question
Sa-mu-ên là vị quan xét cuối cùng của Israel
Correct
Sa-mu-ên làm quan xét của Israel trọn đời ông (1 Sam. 7:15). Khi chuẩn bị về hưu, ông đã bổ nhiệm các con trai của mình làm quan xét, nhưng các trưởng lão của Y-sơ-ra-ên nói rằng các con trai không đi theo đường lối của ông, nên họ muốn Sa-mu-ên bổ nhiệm một vị vua để cai trị họ giống như các quốc gia khác (1 Sa-mu-ên 8: 1–5). Phản ứng ban đầu của Sa-mu-ên trước yêu cầu của họ là vô cùng buồn rầu và bất bình, nhưng Đức Chúa Trời nói với Sa-mu-ên rằng họ không từ chối ông, nhưng đã khước từ Đức Chúa Trời là vua của họ. Phục truyền 17:14-20 thực ra đã lường trước điều này, nhưng chính vào thời của Sa-mu-ên mà việc trở nên như vậy. Sau Sa-mu-ên, Israel bước vào giai đoạn quân chủ, và chính Sa-mu-ên đã xức dầu cho hai vua của Israel là Sau-lơ và Đa-vít.
Incorrect
-
Question 12 of 20
12. Question
Tác giả của tất cả các Thi Thiên là vua Đa-vít
Correct
Vua Đa-vít đúng là người được mệnh danh là “tác giả những bài thánh thi của Israel” (2 Sa-mu-ên 23:1; Bản NIV dịch là “người hùng của những bài ca của Israel” (the hero of Israel’s songs) và ông đã viết 73 trong số 150 Thi Thiên. Các Thi Thiên còn lại là do người khác viết, A-sáp viết 12 Thi Thiên, các con trai Cô-rê viết 11 Thi Thiên, Sa-lô-môn viết 2 Thi Thiên, Môi-se viết 1 Thi Thiên. Cũng có những Thi Thiên không rõ tác giả.
Incorrect
-
Question 13 of 20
13. Question
Sách Châm Ngôn đề cập nhiều đến sự khôn ngoan trong đời sống hằng ngày:
Correct
Châm Ngôn là bộ tuyển tập những lời giáo huấn đạo đức và đức tin thuộc thể loại cách ngôn và tục ngữ, đa số liên quan đến những vấn đề thực tế hằng ngày. Sự khôn ngoan ấy bắt đầu từ “sự kính sợ Đức Giê-hô-va” (Châm Ngôn 1:7). Mối quan hệ trong gia đình, cách đối nhân xử thế, cách quản trị lời nói và cơn giận, cách làm ăn, cách quản trị quốc gia và nhiều chủ đề thực tiễn khác được đề cập trong sách này.
Incorrect
-
Question 14 of 20
14. Question
Sách Ê-xơ-tê đề cấp đến gốc tích lễ Phu-rim của người Do thái
Correct
Các sự kiện trong sách Ê-xơ-tên xảy ra tại cung điện mùa đông của hoàng đế Ba-Tư về một thiếu nữ Do Thái tên Ha-đa-sa (tức Ê-xơ-tê). Với lòng can đảm và yêu mến dân tộc mình, cô đã trở thành công cụ then chốt dẫn đến sự giải cứu họ khỏi bị kẻ thù hủy diệt. Sách giải nghĩa bối cảnh và ý nghĩa của lễ Phu-rim của người Do Thái.
Incorrect
-
Question 15 of 20
15. Question
Sau thời trị vì của vua Rô-bô-am vương quốc Israel đã bị sa sút và chia đôi
Correct
Sau thời của vua Sa-lô-môn, cha của vua Rô-bô-am, vương quốc Israel đã bị chia đôi thành hai vương quốc, nhà Giu-đa ở miền nam, gồm 2 chi phái Giu-đa và Bên-gia-min, và nhà Israel ở miền bắc, gồm 10 chi phái còn lại. Chuyện xảy ra vào khoảng năm 930 trước Công Nguyên.
Incorrect
-
Question 16 of 20
16. Question
Vương quốc phía Bắc bị đế quốc Ba-by-lôn chinh phục
Correct
Vương quốc phía bắc bị đế quốc Tân Assyria chinh phục. Đế quốc Tân Assyria là một đế quốc của người Lưỡng Hà, phát triển trong giai đoạn lịch sử bắt đầu từ 934 TCN và kết thúc năm 609 TCN. Trong suốt thời kỳ này, Assyria được xem như là thế lực hùng mạnh nhất trong khu vực, tranh đua cùng với Babylon và các thế lực nhỏ hơn khác cho sự thống trị ở khu vực này. Vua Assyria là Sanh-ma-na-sa đã tiến đánh và bao vây Sa-ma-ri, thủ đô vương quốc phía bắc, trong 3 năm rồi chiếm được thành, bắt người Israel đi lưu đày sang Assyria, đặt dấu chấm hết cho vương quốc phía bắc Israel. Chuyện xảy ra vào năm 722 TCN và có được chép trong 2 Các vua chương 17, quy lý do cho thảm họa này vì cớ dân Israel đã bội ước và cứng cổ trước những cảnh báo của Đức Giê-hô-va.
Incorrect
-
Question 17 of 20
17. Question
Vương quốc phía Bắc bị mất vào tay ngoại bang vào năm 722 TCN
Correct
Xem mô tả trong đáp án của câu trên. Một số sách ghi niên đại là năm 721 TCN.
Incorrect
-
Question 18 of 20
18. Question
Vương quốc phía Nam bị đế quốc Assyria chinh phục
Correct
Vương quốc phía nam bị đế quốc Ba-by-lôn chinh phục. Đế quốc Tân Ba-by-lôn, thường được các nhà sử học nhắc đến là Đế chế Chaldea, là đế quốc Lưỡng Hà lớn cuối cùng được cai trị bởi các vị vua bản địa Lưỡng Hà. Bắt đầu với việc Nabopolassar lên ngôi với tư cách là Vua của Babylon vào năm 626 TCN và trở nên hùng mạnh sau sự sụp đổ của Đế quốc Tân Assyria vào năm 612 TCN. Đế quốc Tân Babylon chỉ tồn tại trong ít hơn một thế kỷ và cuối cùng bị Đế chế Achaemenes Ba Tư chinh phục vào năm 539 TCN. Vào thời kỳ hoàng kim của đế quốc Ba-by-lôn, dưới sự trị vì của vua Nê-bu-cát-nết-xa, quan chỉ huy vệ binh là Nê-bu-xa-ra-đan đã đem quân tiến đánh Giê-ru-sa-lem, thiêu hủy đền thờ, phá hủy cung vua, phá đổ tường thành và bắt người Giu-đa đầy sang Ba-by-lôn, làm ứng nghiệm lời tiên tri Giê-rê-mi đã cảnh báo. Đền thờ đã bị phá hủy vào năm 586 TCN. Việc này được chép trong sách 2 Các vua chươngg 25; 2 Sử ký 36.
Incorrect
-
Question 19 of 20
19. Question
Vương quốc phía Nam bị mất vào tay ngoại bang vào năm 516 TCN
Correct
Năm 586 TCN, xem giải thích trong đáp án của câu trên. Năm 516 TCN là lúc đền thờ tại Giê-ru-sa-lem được dựng lại sau khi người Giu-đã đã được hồi hương trở về từ Ba-by-lôn.
Incorrect
-
Question 20 of 20
20. Question
Sách cuối cùng của Cựu ước là Ma-la-chi
Correct
Sách Ma-la-chi có bối cảnh thời gian vào thế kỷ thứ năm trước công nguyên sau khi đền thờ ở Giê-ru-sa-lem đã được xây cất lại. Dù người Giu-đa hậu lưu đầy không còn thờ thần ngoại bang, lòng của họ với Chúa không được mặn mà lắm và sự giữ lễ nghi nhiều khi chỉ mang hình thức. Sau Ma-la-chi là một thời kỳ khoảng 400 năm không còn một tiên tri nào được dấy lên, vì vậy được gọi là thời kỳ im lặng, cho đến ngày Giăng Báp-tít xuất hiện, trong tâm thần của Ê-li, như Ma-la-chi đã tiên báo (Ma-la-chi 4:5; xem thêm Lu-ca 1:17; Ma-thi-ơ 11:7-14).
Incorrect
Sau khi thực hiện xong bài trắc nghiệm, bấm vào Finish quiz để kiểm tra kết quả
Muốn xem kết quả chi tiết bấm vào View questions
Đội ngũ Ba-rúc
Trắc nghiệm cựu ước
A